Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao đôi khi những cảm xúc tiêu cực lại xuất hiện một cách bất chợt dường như vô thức kéo bạn trở lại những ký ức đau buồn từ quá khứ? Hay tại sao trong các mối quan hệ, bạn cảm thấy mình như đang bước đi trên dây, vừa khao khát được yêu thương nhưng cũng vừa sợ hãi bị từ chối?
Nếu câu trả lời là “có,” thì bạn không hề cô đơn vì rất nhiều người đang mang theo mình những tổn thương vô hình từ thời thơ ấu, đặc biệt khi họ lớn lên trong một môi trường thiếu vắng tình yêu thương hoặc sự quan tâm từ cha mẹ.
Tổn thương từ quá khứ, vết sẹo không nhìn thấy.
Những người từng thiếu tình yêu thương từ cha mẹ thường mang trong mình một cảm giác thiếu hụt về giá trị bản thân (self-worth).
Họ có thể có những dấu hiệu như:
1. Tìm kiếm sự công nhận qua những giá trị bề ngoài. Họ cố gắng đạt được thành tích, tiền bạc, hoặc sự ngưỡng mộ từ người khác để lấp đầy khoảng trống bên trong. Nhưng càng cố gắng, họ lại càng cảm thấy trống rỗng.
- Trải nghiệm cảm giác xấu hổ sâu sắc: Niềm tin rằng “tôi không đủ tốt,” “tôi không xứng đáng được yêu” trở thành một phần cốt lõi trong con người họ. Điều này khiến họ nhạy cảm quá mức, dễ tổn thương trước những lời nói hoặc hành động tưởng chừng vô hại từ người khác.
- Khó xây dựng mối quan hệ sâu sắc: Họ có thể tránh né sự gần gũi, hoặc ngược lại, trở nên phụ thuộc vào người khác. Những mối quan hệ này thường thiếu đi sự chân thật, vì họ sợ rằng khi người khác thấy “con người thật” của mình, họ sẽ bị bỏ rơi.
Liệu họ có thể thay đổi?
Câu trả lời là có, nhưng hành trình này vốn không hề dễ dàng chút nào. Tổn thương từ quá khứ không dễ dàng có thể xóa bỏ một cách hoàn toàn, nhưng chúng ta có thể học cách sống cùng chúng một cách lành mạnh hơn.
Để thay đổi, điều quan trọng không phải là cố gắng “sửa chữa” những tổn thương, mà là tạo ra những trải nghiệm mới. Những trải nghiệm này sẽ dần thay thế những niềm tin tiêu cực đã ăn sâu trong tâm trí họ.
Bắt đầu hành trình chữa lành.
Nếu bạn đang mang theo mình những cảm giác trống rỗng, tự ti về bản thân hoặc khó khăn trong việc xây dựng các mối quan hệ, bạn có thể thử bắt đầu tự chữa lành với những bước sau:
- Tự gửi thông điệp tích cực cho bản thân:
Hãy tự hỏi: “Nếu tôi là một người bạn tốt của chính mình, tôi sẽ nói gì với bản thân khi gặp khó khăn?” - Viết nhật ký cảm xúc mỗi ngày, ghi lại những lời khen ngợi hoặc động viên bản thân.
- Thực hành lòng biết ơn: Ghi lại những điều nhỏ nhặt khiến bạn cảm thấy hạnh phúc mỗi ngày.
- Tạo môi trường chăm sóc bản thân: Đảm bảo bạn có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi lành mạnh. Sắp xếp không gian sống của bạn gọn gàng và thoải mái, như cách bạn chuẩn bị một không gian an toàn cho tâm hồn mình.
- Xây dựng các mối quan hệ ý nghĩa: Bắt đầu từ những kết nối nhỏ, chân thành. Và hãy cho phép bản thân được bộc lộ con người thật của mình với những người bạn tin tưởng.
- Tìm kiếm sự hỗ trợ chuyên nghiệp: Một nhà tham vấn tâm lý, trị liệu tâm lý có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về bản thân và hỗ trợ bạn trên hành trình này.
Những nỗ lực cần thiết để thay đổi.
Để thay đổi, bạn cần:
- Xác định và hiểu rõ các yếu tố kích hoạt (trigger): Các tình huống hoặc mối quan hệ hiện tại có thể khơi gợi lại những ký ức đau buồn trong quá khứ. Hiểu được điều này sẽ giúp bạn thoát khỏi vòng lặp tiêu cực.
- Học cách chấp nhận bản thân: Một trong những phương pháp hiệu quả là liệu pháp chấp nhận và cam kết (Acceptance and Commitment Therapy – ACT).
Hãy chấp nhận cảm xúc của mình, thay vì cố gắng phủ nhận hoặc né tránh.
Hành trình chữa lành không phải lúc nào cũng dễ dàng, có những lúc bạn sẽ cảm thấy bế tắc, không biết phải làm gì, đi theo hướng nào tiếp theo. Nếu bạn cảm thấy thật khó khăn để đi trên hành trình ấy một mình thì đừng ngần ngại nhắn tin cho Psysoo nhé để đăng ký lịch tham vấn trị liệu tâm lý nhé!
Psysoo sẽ cùng bạn khám phá những tổn thương, hiểu rõ những cảm xúc của mình, và cùng bạn xây dựng những trải nghiệm mới để thay đổi niềm tin cốt lõi bên trong.
Hãy cho phép bản thân bạn được trở nên lành lặn hơn, không phải vì bạn “phải” trở nên tốt hơn, mà vì bạn xứng đáng được sống một cuộc đời hạnh phúc và ý nghĩa hơn.